Cách xây dựng thang lương bảng lương năm 2018 – 2019 để đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với doanh nghiệp tham gia lần đầu
Mức lương tối thiểu vùng năm 2018 – 2019 theo Nghị định 122
Kể từ ngày 1/1/2017 Mức lương tối thiểu vùng năm 2017 áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có hợp đồng lao động… đã được thay đổi theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ, cụ thể như sau:
Mức lương tối thiều vùng năm 2017
Vùng I 3.500.000 đồng/tháng
Vùng II 3.100.000 đồng/tháng
Vùng III 2.700.000 đồng/tháng
Vùng IV 2.400.000 đồng/tháng
– Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để DN và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề.
Như vậy: Người lao động đã qua học nghề mức lương tối thiểu vùng phải là:
Vùng I = 3.500.000 + (3.500.000 x 7%) = 3.745.000 đồng/tháng
Vùng II = 3.100.000 + (3.100.000 x 7%) = 3.317.000 đồng/tháng
Vùng III = 2.700.000 + (2.700.000 x 7%) = 2.889.000 đồng/tháng
Vùng IV = 2.400.000 + (2.400.000 x 7%) = 2.568.000 đồng/tháng
Khoảng cách giữa các Bậc:
– Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích NLĐ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%.
VD: Bậc 1 là: 5.000.000. Như vậy bậc 2 phải là: = 5.000.000 + (5.000.000 x 5%) = 5.250.000
– Các bạn có thể xây dựng từ 3 – 7 bậc, tùy DN bạn lựa chọn.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý:
– Những doanh nhgiệp mới thành lập phải nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động quận, huyện
– Những DN đang hoạt động khi có sự thay đổi về mức lương phải xây dựng lại thang bảng lương để nộp nhé.
VD: Kể từ ngày 1/1/2016 theo Nghị định 122 thì mức lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh tăng lên. Nên các bạn nhớ là phải xây dựng và nộp lại cho phòng lao động.
Mức lương thấp nhất (Bậc 1):
– Nếu là lao động phổ thông (chưa qua đào tạo, học nghề) thì tối thiểu phải bằng mức lương tối thiểu vùng
VD: Công ty kế toán Hà Nội thuộc Vùng 1, thì mức lương tối thiểu để ghi vào bậc 1: 3.500.000
– Nếu là lao động đã đào tạo, học nghề thì tối thiểu phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
VD: Cũng theo ví dụ trên, Công ty có nhân viên hóa chất (đã qua học nghề), thì mức lương tối thiểu để ghi vào Bậc 1 là: 3.500.000 + (3.500.000 X 7%) = 3.745.000
– Nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5% .
VD: Cũng theo ví dụ trên, Công ty có nhân viên hóa chất (đã qua học nghề) và làm công việc độc hại, thì mức lương tối thiểu để ghi vào Bậc 1 là: 3.745.000 + (3.745.000 X 5%) = 3.932.250
Kết luận: Nhân viên hóa chất qua học nghề và làm công việc độc hại thì Mức lương tối thiểu vùng là: 3.932.250 => Căn cứ ghi vào bậc 1 = 3.932.250 (Tối thiểu phải mức này). => Hợp đồng lao động tối thiểu phải ghi mức lương cơ bản là: 3.932.250 => Mức lương tháng tối thiểu tham gia BHXH là: 3.932.250 (Nếu có phu cấp thì phải cộng thêm vào, ghi theo mức lương trên HĐLĐ).
Chú ý: Kể từ ngày 1/1/2016 Mức tiền lương tháng đóng BHXH là: Mức tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (Không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) và phụ cấp lương.
– Năm 2016 mức lương tối thiểu vùng đã tăng lên và cũng yêu cầu DN phải: Điều chỉnh mức lương trong thang bảng lương và trong hợp đồng lao động (Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP)
Bạn cần học kế toán để lấy kinh nghiệm hãy tham khảo khóa: học kế toán tổng hợp
Để lại một bình luận