Nguyên tắc lập bảng cân đối trên excel năm 2018 – 2019
1.1 Nguyên tắc chung để lập bảng Cân đối kế toán
Trước khi lập BCĐKT, nhân viên kế toán cần phải phản ánh tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp và chi tiết có liên quan, thực hiện việc kiểm kê tài sản và phản ánh kết quả kiểm kê vào sổ kế toán.
Khi lập BCĐKT, những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nợ để ghi.
Những chỉ tiêu thuộc các khoản phải thu, phải trả ghi theo số dư chi tiết của các tài khoản phải thu, tài khoản phải trả.
Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnh hoặc tài khoản dự phòng (như TK : 214, 129, 229, 139, 159).
Bảng Cân đối kế toán được lập vào thời điểm cuối năm tài chính
Bảng Cân đối kế toán đúng phải đảm bảo nguyên tắc: Tổng số dư các tài khoản bên Tài sản phải bằng tổng số dư các tài khoản bên Nguồn vốn
Cột số năm trước: Căn cứ vào Cột năm nay của bảng Cân đối kế toán năm trước
Cột số năm nay: Đặt hàm SUMIF cho các chỉ tiêu tương ứng để lấy số liệu từ CĐPS năm, với:
– Dãy điều kiện: Là cột “TS, DT, CP” đối với các mã số thuộc phần Tài sản. Hoặc cột “NV” đối với các mã số thuộc phần Nguồn vốn.
– Điều kiện cần tính: là các ô mã số trên CĐKT.
– Dãy tính tổng: là cột dư Nợ đối với các mã số thuộc phần Tài sản, cột dư Có đối với các mã số thuộc phần Nguồn vốn.
Chú ý:
Đối với các mã số như: Mã số 132 ” Trả trước cho người bán” được lấy từ số dư Nợ TK 331; Mã số 313 ” Người mua trả tiền trước” được lấy từ số dư Có TK 131;
Các mã số ghi trong dấu ngoặc (*) như: Mã số 137 ” Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi”; Mã số 219 “Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi” phải ghi âm;
Mã số 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” phải bù trừ Nợ/Có (Nếu lãi ghi dương, lỗ ghi âm)
Để lại một bình luận