Mẫu biên bản bù trừ công nợ là mẫu biên bản được sử dụng dùng để ghi chép việc bù trừ công nợ của doanh nghiệp. Đây cũng là một mẫu biên bản được sử dụng phổ biến trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. Mời bạn tải về mẫu biên bản đối trừ công nợ (theo chuẩn BTC) nhằm mục đích đối chiếu và bù trừ công nợ giữa các bên với nhau.
Nội dung bài viết
Biên bản bù trừ công nợ là gì?
Biên bản đối trừ công nợ là biên bản được sử dụng dùng để ghi chép việc bù trừ công nợ của công ty, của doanh nghiệp… đây cũng là một mẫu biên bản được sử dụng phổ biến trong quá trình hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay, do vậy việc cập nhật một mẫu biên bản bù trừ công nợ chính sang biểu mẫu theo chuẩn của Bộ Tài Chính là vô cùng cần thiết, mang lại hiệu quả trong việc kiểm tra hoạt động bù trù công nợ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Lưu ý khi đối chiếu công nợ
- Đối chiếu công nợ được diễn ra khi một bên đã hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng. Nhưng bên còn lại chưa tiến hành thanh toán.
- Cần hạch toán sổ sách, các hóa đơn, biên lai, chứng từ có liên quan đến hợp đồng một cách chính xác. Tránh thất thu tiền công;
- Tiến hành đối chiếu công nợ một cách khái quát về số tiền phải chi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng: số dư đầu kỳ, số dư phát tăng trong kỳ, số dư phát giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ;
- Tiến hành giải trình chi tiết công nợ về số hợp đồng, hóa đơn, công nợ phát sinh, số tiền đã thanh toán và chưa thanh toán.
- Khi tiến hành giải trình chi tiết cần kèm theo các tài liệu đính kèm để chứng minh, đối chứng công nợ
- Khi kết luận cần xác nhận của hai bên cùng ký vào biên bản.
Lưu ý khi đối trừ công nợ
- Đối trừ công nợ là khi cả hai bên đều bỏ tiền ra để thực hiện hợp đồng nhưng chưa tiến hành quyết toán để xác định bù trừ như thế nào cho bên còn lại. Đảm bảo quyền lợi về nguồn thu cho cả hai bên;
- Tiến hành diễn giải công nợ trong số dư đầu kỳ, số dư phát sinh tăng, số dư phát sinh giảm và số dư cuối kỳ;
- Công nợ phát sinh tăng kèm theo hóa đơn hay biên bản giao nhận để chứng minh bên kia đã tiến hành chi để đảm bảo quá trình thực hiện hợp đồng;
- Công nợ phát sinh giảm là số tiền được chiết khấu thanh toán trên tổng số tiền thanh toán;
- Kết luận về số tiền cần phải thanh toán. Hai bên xác nhận và ký vào biên bản;
- Lưu ý khi đối trừ công nợ là chỉ được bù trừ công nợ cùng một đối tượng khách hàng.
Các bạn có thể tải về mẫu biên bản đối trừ công nợ TẠI ĐÂY.
Để lại một bình luận