Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng phần 1
Kế toán Hà Nội xin được chia sẻ kinh nghiệm làm kế toán xây dựng cho dân kế toán mới bắt đầu đi làm chưa có kinh nghiệm về lĩnh vực xây lắp
1. Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng khi nhận được hợp đồng xây dựng:
– Dựa vào Dự toán phần: BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU của công trình Dựa vào bảng tổng hợp vật liệu đối chiếu với BẢNG NHẬP XUẤT TỒN KHO xem còn thiếu vật tư nào rồi in ra kêu xếp, cai công trình, cán bộ quản lý theo dõi công trình hoặc bạn sẽ theo dõi liên hệ đi lấy hóa đơn vật tư đầu vào cho đủ như theo bảng kê,
– Hóa đơn chứng từ phải lấy về được trước ngày NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH , Giá mua vào của vật tư Thấp hơn hoặc bằng Giá trên dự toán của bảng BẢNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU nếu cao hơn thì cũng chênh lệch chút ít nếu ko sẽ bị bóc ra khi quyết toán thuế.
So sánh giữa bảng TỔNG HỢP VẬT TƯ CỦA DỰ TOÁN và BẢNG TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN KHO xem còn thiếu vật tư nào nữa cần lấy cho công trình để lấy hóa đơn đầu vào.
Có nên đọc thêm bài này nhé:
Hoạch toán kế toán: Vật liệu
+ Qua kho: Nguyên vật liệu mua vào: xi măng, cát, đá, sỏi, sắt thép……..
Phiếu nhập kho + hóa đơn + phiếu giao hàng or xuất kho bên bán + hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có + phiếu chi tiền thanh toán bằng tiền mặt hoặc phiếu hoặc toán nếu mua Nợ + Ủy nhiệm chi và các chứng từ ngân hàng khác => ghim lại thành bộ
Nếu nhập kho: Nợ 152,1331/ có 111,112,331
+ Xuất thẳng xuống công trình không qua kho: => hóa đơn + phiếu giao hàng or xuất kho bên bán + hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có + phiếu chi tiền thanh toán bằng tiền mặt hoặc phiếu hoặc toán nếu mua Nợ + Ủy nhiệm chi và các chứng từ ngân hàng khác => ghim lại thành bộ
Nợ 621,1331 Có 111,112,331=> Cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621
2. Kinh nghiệm làm kế tóan xây dựng – Trường hợp căn cứ vật liệu tồn kho và hóa đơn đầu vào cho công trình làm phiếu xuất kho:
Xuất kho: Phiếu xuất kho+ Phiếu yêu cầu vật tư
Nợ 621/ có 152
=> cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621
– Căn cứ phiếu yêu cầu làm phiếu xuất kho cho công trình, mỗi công trình là một mã 15401, 15402, 15403…….. để theo dõi giá thành riêng của mỗi công trình.
+ Khi xuất vật tư, bạn sẽ phải xuất chi tiết cho công trình, để tập hợp chi phí vào công trình đó để theo dõi tính giá thành cho từng công trình : 15401, 15402, 15403 bạn dựa vào BẢNG PHÂN TÍCH VẬT TƯ rồi xuất vật tư cho công trình thi công.
+ Cuối kỳ: kết chuyển sang tài khoản 154: chi tiết cho các công trình 15401,15402,15403
Nợ 154
Có 621
+ Vật tư trong dự toán với thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với dự toán có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút càng tốt vì thực tế không thể khớp 100% với dự toán được mà sẽ có hao hụt như người thợ làm hư hoặc kỹ thuật tay nghề yếu kém gây lãng phí khi thi công , đừng để chênh lệch nhiều quá là được nếu chênh lệch quá cao thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này , kể cả chi phí nhân công cũng vậy nếu lớn hơn đều bị xuất toán ra
– Nếu vật liệu đưa vào thấp hơn là do kỹ thuật tay nghề thợ xây tốt giảm chi phí đầu vào => giảm giá thành => giảm giá vốn => Lãi khi quyết toán thuế ko sao cả
– Nhưng nếu xuất vật liệu đầu vào cao hơn dự toán thì nếu làm theo đúng chuẩn mực kế toán thì:
Một là : loại ngay từ đầu Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x thuế suất (20 %, 22%)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
Hai là vẫn tập hợp vào 154 để theo dõi và sau này khi công trình kêt thúc lúc kết chuyển giá vốn
Nợ 154/ có 621
Nợ 632/ có 154 = Vật liệu dự toán + chênh lệch vượt dự toán
– Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 = TK 632 chênh lệch vượt dự toán của tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x thuế suất (20 %, 22%)
Với vật liệu phải có đủ:
+ Phiếu nhập
+ Phiễu xuất, phiếu yêu cầu đi kèm nếu có
+ Xuất Nhập Tồn tổng hợp
+ Thẻ Kho chi tiết
+ Bảng tính Giá thành (nếu có)
Bước 03: + Chi phí Nhân công công trình:
Nợ 622,627/ có 334
Chi trả: Nợ 334/ có 111,112
Để là chi phí hợp lý được trừ và ko bị xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau:
+ Hợp đồng lao động
+ Bảng chấm công hàng tháng
+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó
+ Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ….
+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi
+ Tất cả có ký tá đầy đủ
= > Thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TN.
+ Cuối kỳ: kết chuyển sang tài khoản 154: chi tiết cho các công trình 15401, 15402, 15403
Nợ 154/
Có 622
+ Chi phí nhân công trong dự toán với thực tế thi công có thể xuất chênh lệch so với dự toán có thể cao hơn hoặc thấp hơn một chút càng tốt vì thực tế không thể khớp 100% đừng để chênh lệch nhiều quá là được nếu chênh lệch quá cao thuế sẽ xuất toán phần chênh lệch này
– Nếu chi phí nhân công đưa vào giảm chi phí => giảm giá thành => giảm giá vốn => Lãi khi quyết toán thuế ko sao cả
– Nhưng nếu chi phí nhân công vào cao hơn dự toán thì nếu làm theo đúng chuẩn mực kế toán thì:
Một là: Loại ngay từ đầu Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x thuế suất (20 %, 22%)
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường)
Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
Hai là vẫn tập hợp vào 154 để theo dõi và sau này khi công trình kêt thúc lúc kết chuyển giá vốn
Nợ 154/ có 622
Nợ 632/ có 154 = Vật liệu dự toán + chênh lệch vượt dự toán
Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4 = TK 632 chênh lệch vượt dự toán của tời khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng doanh thu tính thuế x thuế suất (20 %, 22%)
Để lại một bình luận