Tỷ lệ trích bảo hiểm và kinh phí công đoàn mới nhất năm 2017
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH được BHXH Việt Nam ban hành ngày 14/04/2017, có hiệu lực từ 01/05/2017 thay thế Quyết định 959/QĐ-BHXH và kể từ ngày 01/06/2017 khi Nghị định 44/2017/NĐ-CP – “Quy định mức đóng Bảo hiểm bắt buộc vào quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp” có hiệu lực thì mức đóng của các khoản Bảo hiểm bắt buộc và công đoàn như sau:
Như vậy: Từ 01/06/2017 trong phần BHXH bắt buộc:
– Trích vào chi phí của DN 17.5% thì:
+ 0,5%: Đóng vào Quỹ Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ 3%: Đóng vào Quỹ Ốm đau và thai sản
+ 14%: Đóng vào Quỹ hưu trí và tử tuất
– Trừ vào tiền lương người lao động 8%: Đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất
Hàng tháng: DN phải đóng cho cơ quan Bảo hiểm:
32%: BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN, trong đó:
+ 21.5% Trích vào chi phí
+ 10.5% Trích từ tiền lương của người lao động
2%: Kinh phí công đoàn
Lưu ý: Các khoản trích này tính theo lương đóng Bảo hiểm xã hội
2. Quy định trích nộp:
2.1. Hàng tháng chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương, tiền công tháng của những người lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH.
2.2. Đơn vị có trách nhiệm tự kê khai, tự trích đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hiện hành.
– Căn cứ để xác định số tiền phải nộp: là tiền lương, các khoản phụ cấp và mức đóng theo quy định.
– Chứng từ: bảng kê trích nộp các khoản theo lương theo mẫu quy định tại Chế độ kế toán đang áp dụng tại đơn vị.
3. Mức xử phạt vi phạm quy định đóng BHXH, BHYT, BHTN :
Các trường hợp chưa đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN là vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT do đó đều bị xử phạt, cụ thể:
3.1. BHXH, BHTN:
Theo NĐ 95/2013/NĐ – CP ban hành ngày 22/08/2013 và chính thức có hiệu lực ngày 10/10/2013 quy định rõ mức xử phạt vi phạm quy định về đóng BHXH, BHTN:
– Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
– Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;
b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;
c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
– Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
3.2. BHYT: Mức xử phạt bằng lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ( hiện tại lãi suất cơ bản vẫn đang áp dụng ở mức 9%/năm).
Để lại một bình luận