Quy định về phân chia lợi nhuận sau thuế TNDN như thế nào?
A. Chính sách thuế
1. Thuế TNCN
Theo thông tư 111/2013/TT-BTC, tại điều 10 quy định về thu nhập từ đầu tư vốn như sau:
Điều 10. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn
Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thu nhập tính thuế và thuế suất.
1. Thu nhập tính thuế
Thu nhập tính thuế từ đầu tư vốn là thu nhập chịu thuế mà cá nhân nhận được theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này.
2. Thuế suất đối với thu nhập từ đầu tư vốn áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%.
3. Thời điểm xác định thu nhập tính thuế
Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế.
b) Đối với thu nhập từ lợi tức ghi tăng vốn theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
c) Đối với thu nhập từ cổ tức trả bằng cổ phiếu theo hướng dẫn tại điểm g, khoản 3, Điều 2 Thông tư này thì thời điểm xác định thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm cá nhân chuyển nhượng cổ phiếu.
d) Trường hợp cá nhân nhận được thu nhập do việc đầu tư vốn ra nước ngoài dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định thu nhập tính thuế là thời điểm cá nhân nhận thu nhập.
4. Cách tính thuế
Những quy định về phân chia lợi nhuận sau thuế TNDN – ảnh 1
2. Lưu ý:
– TNCN từ đầu tư vốn được tính 5% trên tổng số thu nhập được chi trả.
– Đơn vị chi trả có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi trả cho cổ đông và kê khai vào mẫu 06KK/TNCN. Thuế về đầu tư vốn chỉ kê khai và khấu trừ một lần, không cần quyết toán
– Trường hợp lợi tức được ghi tăng vốn góp ( không chi trả ) thì thuế TNCN được tính khi cá nhân đó chuyển nhượng vốn, hoặc rút vốn
– Công ty TNHH MTV và Doanh nghiệp tư nhân, khi cá nhân rút lợi nhuận để chi dùng, hoặc tăng vốn, không chịu thuế TNCN
B. Kế toán
1. Chính sách
Lợi nhuận sau thuế được hạch toán và phân chia ở TK 421- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Phải hạch toán chi tiết kết quả hoạt động kinh doanh của từng năm tài chính (năm trước, năm nay), đồng thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp (trích lập các quỹ, bổ sung Vốn đầu tư của chủ sở hữu, chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, cho các nhà đầu tư).
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản
421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Bên Nợ:
– Số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
– Trích lập các quỹ của doanh nghiệp;
– Chia cổ tức, lợi nhuận cho các chủ sở hữu;
– Bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu;
Bên Có:
– Số lợi nhuận thực tế của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ;
– Số lỗ của cấp dưới được cấp trên cấp bù;
– Xử lý các khoản lỗ về hoạt động kinh doanh
Số dư bên Nợ: Số lỗ hoạt động kinh doanh chưa xử lý.
Số dư bên Có: Số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối hoặc chưa sử dụng.
3. Hạch toán
Việc phân chia lợi nhuận sau thuế, tuỳ theo quy định của Nhà nước và quyết định của Chủ sở hữu, nên mỗi công ty sẽ phân chia khác nhau. Nhưng đều được quy định hạch toán như sau:
3.1. Khi có quyết định hoặc thông báo trả cổ tức, lợi nhuận được chia cho các chủ sở hữu, kế toán ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388).
3.2. Khi trả tiền cổ tức, lợi nhuận, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3388)
Có các TK 111, 112,… (số tiền thực trả).
Có TK 3335 : Thuế TNCN được khấu trừ
3/ Nếu lợi tức được chia, ghi tăng vốn cho cổ đông
Nợ TK 338
Có TK 411
( Khi cá nhân rút vốn, hoặc chuyển nhượng vốn, kế toán cần theo dõi và tính thuế vốn trên phần lợi nhuận ghi tăng vốn này)
Để lại một bình luận