Hướng dẫn cách hạch toán thuế GTGT và thuế TNDN phải nộp cho doanh nghiệp
1/ Các truờng hợp hạch toán thuế GTGT phải nộp
a, Kế toán thuế GTGT đầu ra (33311):
(1). Xác định thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
– Khi bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trên Hóa đơn (GTGT) phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và chi phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán. Căn cứ vào Hóa đơn (GTGT) phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
(theo giá bán chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131… (tổng giá thanh toán)
Có TK 333 (33311) – thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 – doanh thu bán hàng (giá bán chưa có thuế)
Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán chưa có thuế)
– Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511 – doanh thu bán hàng (tổng giá thanh toán)
Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ (tổng giá thanh toán)
(2). Trường hợp cho thuê tài sản thu tiền trước thời hạn thuê, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng của từng năm là toàn bộ số tiền cho thuê thu được (tiền thu chưa có thuế GTGT) chia cho số năm cho thuê tài sản và phản ánh thuế GTGT phải nộp:
– Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều năm, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,… (tổng số tiền nhận trước)
Có TK 3387 – doanh thu nhận trước (tiền cho thuê chưa có thuế)
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu cho thuê tài sản của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 3387 – doanh thu nhận trước
Có TK 511 – doanh thu bán hàng (tiền cho thuê chưa có thuế)
– Sang kỳ kế toán sau, kế toán phải tính và kết chuyển doanh thu cho thuê tài sản, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 3387 – doanh thu nhận trước
Có TK 511 – doanh thu bán hàng
(3). Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp hàng tháng (hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…(tổng số tiền phải thanh toán)
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 – doanh thu bán hàng (giá bán 1 lần chưa có thuế)
Có TK 711 – thu nhập hoạt động tài chính (lãi trả chậm)
(4). Trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng:
* Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đổi lấy hàng hóa khác để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
– Căn cứ hóa đơn (GTGT) khi đưa hàng đi đổi, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131 – phải thu của khách hàng
Có TK 511 – doanh thu bán hàng (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
– Căn cứ hóa đơn (GTGT) khi nhận hàng hóa đổi về, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa nhập khi và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156,…(giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ (của hàng đổi về)
Có TK 131 – phải thu của khách hàng
* Nếu hàng hóa đổi về để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào của hàng hóa đổi về sẽ không được tính khấu trừ và phải tính vào giá trị vật tư, hàng hóa nhận về. Căn cứ vào Hóa đơn (GTGT) nhận hàng hóa đổi về, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156,…(tổng giá thanh toán)
Có TK 131 – phải thu của khách hàng
(5). Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi sản xuất sản phẩm, hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ để biếu tặng, kế toán ghi:
* Nếu biếu tặng sản phẩm, hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu sản phẩm, hàng hóa biếu tặng theo giá bán chưa có thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ các TK 641, 642 (giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 512 – doanh thu bán hàng nộ bộ (giá bán chưa có thuế)
– Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng hóa sử dụng biếu, tặng được khấu trừ, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
* Nếu biếu tặng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc được trang trải bằng quỹ phúc lợi hay nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng không được khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 641, 642 (tổng giá thanh toán); hoặc
Nợ TK 431 – quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
………….
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán chưa có thuế)
(6). Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ:
* Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng nội bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu bán hàng và số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ:
– Doanh thu bán hàng ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642,…(chi phí sản xuất sản phẩm)
Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ (chi phí SXSP)
– Thuế GTGT phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
* Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sử dụng nội bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ các TK 627, 641, 642 (chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+)
với thuế GTGT phải nộp)
………………
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ (chi phí SXSP)
– Nếu trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hóa, ghi:
Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
(7). Khi bán hàng thông qua các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
* Kế toán ở đơn vị giao hàng đại lý:
– Khi xuất kho hàng hóa, thành phẩm giao cho đại lý bán đúng giá, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 157 – hàng gửi đi bán
Có các TK 155, 156.
– Khi thanh toán doanh thu thực tế thu được của số hàng giao đại lý đã bán được:
+ Phản ánh doanh thu bán hàng và số thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
Có TK 511 – doanh thu bán hàng (giá bán chưa có thuế GTGT)
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán ra, ghi:
Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán
Có TK 157 – hàng gửi đi bán
+ Phản ánh tiền hoa hồng phải trả cho bên nhận đại lý, ghi:
Nợ TK 641 – chi phí bán hàng
Có TK 131 – phải thu của khách hàng
* Kế toán ở đơn vị đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
– Khi nhận hàng đại lý, ký gửi phản ánh toàn bộ giá trị hàng hóa nhận bán đại lý trên TK 003 – hàng hóa nhận bán hộ, nhận ký gửi (TK ngoài Bảng cân đối kế toán). Khi nhận hàng đại lý, ký gửi ghi bên Nợ, khi xuất bán hàng hoặc khi xuất hàng trả lại cho bên giao hàng ghi bên Có TK 003
– Khi bán được hàng nhận đại lý:
+ Phản ánh số tiền bán hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 331 – phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán)
+ Hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 – phải trả cho người bán (số hoa hồng được hưởng)
Có TK 511 – doanh thu bán hàng (số hoa hồng được hưởng)
+ Khi thanh toán tiền cho bên giao hàng đại lý, ghi:
Nợ TK 331 – phải trả cho người bán (tỷ giá thanh toán trừ (-)
số hoa hồng được hưởng)
Có các TK 111, 112
(8). Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi xuất bán hàng hóa cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc:
* Trường hợp, khi xuất hàng hóa thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”
– Khi xuất hàng hóa cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc để bán, ghi:
Nợ TK 157 – hàng gửi đi bán
Có TK 155 – thành phẩm
Có TK 156 – hàng hóa
– Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc đã bán được hàng, công ty, đơn vị cấp trên căn cứ vào Bảng kê hóa đơn hàng hóa bán ra do đơn vị trực thuộc lập và chuyển về, phải lập Hóa đơn (GTGT) hàng hóa bán ra và phản anh doanh thu bán hàng, thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 136 (giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán nội bộ chưa
có thuế GTGT)
* Trường hợp khi xuất bán hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc để bán, công ty, đơn vị cấp trên sử dụng ngay Hóa đơn (GTGT), căn cứ vào Hóa đơn (GTGT) kế toán phản anh doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ TK 111, 136 (giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán nội bộ chưa
có thuế GTGT)
(9). Trường hợp hàng bán bị trả lại:
Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và sản phẩm, hàng hóa đã bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh số tiền phải trả cho người mua, doanh thu và thuế GTGT của hàng hóa bị trả lại, ghi:
Nợ TK 531 – hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp (thuế GTGT của hàng
bán bị trả lại)
Có TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
– Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 – thành phẩm
Nợ TK 156 – hàng hóa
Có TK 632 – giá vốn hàng bán
(10). Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi phát sinh các khoản thu nhập của hoạt động tài chính và thu nhập bất thường (thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ…) thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản anh thu nhập hoạt động tài chinh và thu nhập bất thường theo giá chưa có thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 138 (tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 (33311) – thuế GTGT phải nộp
Có TK 711 – thu nhập hoạt động tài chính (giá chưa có thuế)
Có TK 721 – các khoản thu nhập bất thường (giá chưa có thuế)
(11). Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
– Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 3331 – thuế GTGT phải nộp
– Đối với hoạt động khác (hoạt động tài chính bất thường), ghi:
Nợ TK 811 – chi phí hoạt động tài chinh
Nó TK 821 – chi phí bất thường
Có TK 3331 – thuế GTGT phải nộp
(12). Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 – thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112,…
b, Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (33312)
– Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, kế toán phản ánh số thuê nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hóa nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211,…
Có TK 333 – thuế và các khoản phải nộp nhà nước (3333)
Có TK 111, 112, 331,…
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
+ Trường hợp vật tư, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – thuế GTGT phải nộp (33312 – thuế GTGT hàng
nhập khẩu)
– Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách nhà nước, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 3331 – thuế GTGT phải nộp (33312 – thuế GTGT hàng nhập khẩu)
Có TK 111, 112.
c, Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
– Cuối kỳ kế toán tính và xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
+ Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ với số thuế GTGT đầu ra, ghi:
Nợ TK 3331– thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 – thuế GTGT được khấu trừ.
+ Khi thực nộp thuế GTGT vào Ngân sách nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331– thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 111, 112,…
d, Kế toán thuế GTGT được giảm
– Nếu số thuế GTGT được giảm, trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 3331 – thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 721 – các khoản thu nhập bất thường
– Nếu số thuế GTGT được giảm được Ngân sách nhà nước trả lại bằng tiền, kế toán hạch toán:
Nợ TK 111, 112
Có TK 721 – các khoản thu nhập bất thường
2, Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp (3334)
(1). Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách nhà nước trong kỳ kế toán theo thông báo của cơ quan thuÕ, ghi:
Nợ TK 421 – lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp
(2). Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách nhà nước, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 421 – lợi nhuận chưa phân phối
(3). Cuối năm khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm tài chính được duyệt, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo quyết toán thuế năm đã duyệt nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế, thì số chênh lệch được ghi như sau:
Nợ TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 421 – lợi nhuận chưa phân phối
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp theo quyết toán thuế năm đã duyệt lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo thông báo hàng quý của cơ quan thuế, thì số chênh lệch được ghi như sau:
Nợ TK 421 – lợi nhuận chưa phân phối
Có TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp
– Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 3334 – thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112
Bạn chưa biết làm kế toán thuế mời bạn tham khảo khóa học kế toán thuế thực hành thực tế tại trung tâm kế toán hà nội
Hotline: 0859816086
Để lại một bình luận