Cách điều chỉnh số liệu sau khi quyết toán thuế và tiếp nhận biên bản thanh tra quyết toán thuế của các năm trước
Do số liệu kế toán trên bảng cân đối kế toán có tính chất luỹ kế qua các kỳ, số dư cuối năm nay lại là số dư đầu nămcủa năm kế tiếp và đã được lập thành báo cáo để gửi cho cơ quan thuế trước khi đoàn thanh tra đến doanh nghiệp để thanh tra quyết toán thuế đối với năm trước.Sau mỗi kỳ thanh tra, kế toán thường phải điều chỉnh lại một số bút toán để phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp theo biên bản thanh tra và thể hiện việc chấp hành chế độ kế toán.
+Các tình huống thường xẩy ra:
*Cắt giảm các khoản chi phí bị coi là không hợp lý mà năm trước kế toán đã tính vào chi phí ( tức là chi phí bị loại)
Do năm trước các khoản chi phí được hạchtoán vào tài khoản đầu 6 (632, 635, 642) là nhóm tài khoản không có số dư cuối kỳ. Do vậy, việc đoàn thanh tra cắt giảm chi phí năm trước sẽ không ảnh hưởng đến số dư đầu kỳ của các tài khoản chi phí năm sau nên kế toán không phải phản ánh số chi phí bị cắt giảm thay vào đó phản ánh tăng lợi nhuận chịu thuế ứng với số chi phí bị cắt giảm. (giảm bao nhiêu chi phí tức là tăng thêm bấy nhiêu lợi nhuận chịu thuế nhưng thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp không hề tăng thêm nên không thực hiện bút toán điều chỉnh tăng lợi nhuận mà chỉ lập thêm các bút toán liên quan đến việc nộp thuế.)
A, Kế toán hạch tăng thêm thuế TNDN phảinộp cho năm trước theo biên bản thanh tra:
Nợ TK821: Chi phí thuế TNDN
Có TK3334: (tiền thuế TNDN bị truy thu thêm so với số đã báo cáo)
B, Khi nộp số thuế TNDN bị truy thu, kế toán ghi:
Nợ TK3334: Số thuế TNDN bị truy thu
Có TK111, 112: Số thuế TNDN bị truy thu của năm 201…..
Theo biên bản thanh tra thuế số, ngày, tháng, năm
C, Trường hợp DN bị cắt giảm thuế GTGT đầu vào nhưng không bị truy thu thuế GTGT do số thuế GTGT còn được khấu trừ của DN còn nhiều tại thời điểm thanh tra. Khi đó, căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào bị cắt giảm theo biên bản thanh tra, ngay tại kỳ làm tờ khai thuế GTGT của tháng mà nhận được biên bản thanh tra, kế toán phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào trên tờ khai thuế (chỉ tiêu số 1, ô số [ 37] ) – điều chỉnh giảm thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước.
Ghi sổ kế toán theo một trong các trường hợp sau:
*Việc loại trừ thuế GTGT đầu vào do liên quan đến các chi phí không hợp lý, hoá đơn bỏ trốn, do tổng hợp sai so với hoá đơn gốc thì sẽ được hiểu là tính trừ vào lợi nhuận sau thuế của DN
Kế toán phản ánh:
Nợ TK415: Quỹ dự phòng tài chính (nếu DN có trích lập quỹ)
Nợ TK421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (Nếu DN chưa trích lập quỹ dự phòng)
Có TK133: Số thuế GTGT đầu vào bị loại trừ
*Việc loại trừ thuế GTGT đầu vào do kế toán kê nhầm các hoá đơn đầu vào đã quá thời hạn được kê khai khấu trừ và đoàn thanh tra phát hiện thấy tại kỳ thanh tra. Khi đó số thuế đầu vào này sẽ được tính bổ sung vào chi phí kinh doanh kỳ sau. Kế toán ghi:
Nợ TK642, 632 : (Nếu tính thẳng vào chi phí)
Nợ TK242 : (Nếu số tiền lớn cần phân bổ dầnvào chi phí)
Có TK133: Số thuế GTGT không được khấu trừ
D, Trường hợp bị loại trừ thuế GTGT đầu vào,đoàn thanh tra quyết định truy thu thuế GTGT và phạt tiền theo quy định hiện hành, yêu cầu phải nộp ngay số tiền phạt và truy thu vào NSNN. Tại thời điểm nhận được biên bản thanh tra, kế toán giữ nguyên các số liệu đã kê khai trên tờ khai thuế hàng tháng, không điều chỉnh giảm thuế đầu vào do bị loại trừ và kê khai thuế GTGT bình thường như các tháng trước. Mặt khác, căn cứ vào biên bản thanh tra thuế để xác định số phải nộp để ghi sổ kế toán:
Nợ TK421: Lợi nhuận sau thuế (hoặc ghi Nợ TK415: Quỹ dự phòng tài chính nếu có)
Có TK3331: Số thuế GTGT bị truy thu
Có TK3388: Tiền phạt
Khi thực hiện nộp tiền vào NSNN theo số liệu trong biên bản thanh tra:
Nợ TK3331: Số thuế GTGT bị truy thu
Nợ TK3388: Tiền phạt
CóTK111,112: Tổng số tiền (ghi rõnội dung khoản chi, số biên bản
Thanh tra, ngày lập biên bản, kỳ kê khai quyết toán)
Lưu ý:
+Khi nộp tiền vào NSNN phải ghi rõ trong Giấy nộp tiền nội dung và số tiền của từng khoản. và ghi rõ chương, loại, khoản , mục, tiểu mục theo quy định của kho bạc nhà nước.
+Trường hợp thừa đầu vào thường liên quan đến việc trong kỳ DN đã bán ra một số lượng lớn hàng hoá mà người mua không có nhu cầu lấy hoá đơn, kế toán phải tập hợp các bảng kê bán lẻ trong tuần, trong tháng và xuất hoá đơn GTGT ( có thể xuất 01 tờ ghi tổng số tiền bán lẻ, trên HĐ ghi rõ : Bán lẻ hàng hóa kèm bảng kê chi tiết, tên khách hàng sẽ ghi : Khách lẻ và MST sẽ gạch chéo) để phù hợp với lượng hàng tồn kho đồng thời cân đối được doanh thu và giá vốn của hàng hoá nhập về. Nếu không xử lý như vậy thì về sau này sẽ có hiện tượng giá trị hàng tồn kho trên sổ sách quá lớn, không tỷ lệ thuận với số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, kỳ kế toán tiếp theo vẫn thấy kế toán nhập kho hàng hoá,vật tư trong khi số lượng hàng trên sổ kế toán vẫn còn nhiều sẽ trở thành điều vô lý đối với hoạt động kinh doanh thông thường. Đây có thể trở thành tiêu điểm cần phải thanh tra kỹ hơn.
Xem thêm: Khóa học thực hành kế toán &&& dịch vụ thành lập công ty tại hai bà trưng
Trả lời