Trang chủ KINH NGHIỆM KẾ TOÁN Bài tập tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Bài tập tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số

Hướng dẫn cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số 

Tính giá thành theo phương pháp hệ số áp dụng với những doanh nghiệp mà trong một chu kỳ sản xuất cùng sử dụng một thứ vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng sản phẩm.

– Xác định giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn:

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

=

Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm

Tổng số sản phẩm gốc

– Quy đổi sản phẩm thu được của từng loại về sản phẩm tiêu chuẩn theo các hệ số quy định:

Số sản phẩm tiêu chuẩn

=

Số sản phẩm từng loại

x

Hệ số quy đổi từng loại

– Xác định giá thành của từng loại sản phẩm:

 

Tổng giá thành sản xuất sản phẩm

=

Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn của từng loại

x

Giá thành đơn vị sản phẩm tiêu chuẩn

 

Tham khảo thêm: Khóa học kế toán thực hành tại tphcm

Nội dung bài viết

Đề bài tập tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số như sau:

I/ Đầu tháng 6/N, doanh nghiệp có tình hình như sau (ĐVT: 1.000 đ)

– Trị giá SPDD: 20.000

– Trị giá vật liệu tồn kho: 30.000

II/ Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

    Tổng hợp các hóa đơn bán hàng: Giá thanh toán theo hóa đơn đã có thuế GTGT 10%: 550.000. Trong đó: Đã thu bằng tiền mặt 55.000; thu bằng tiền chuyển khoản: 275.000; cho khách hàng nợ 220.000.

    Khách hàng khiếu nại một số sản phẩm doanh nghiệp bán trước đây kém phẩm chất. Doanh nghiệp chấp nhận giảm giá, trừ nợ cho khách hàng: 11.000 (trong đó thuế GTGT 1.000)

    Tính tiền lương phải trả cho CNSX trong tháng: 40.000; cho nhân viên QLPX: 1.000; cho nhân viên QLDN: 5.000

    Trích KPCD, BHXH, BHYT; HTTN theo tỷ lệ quy định.

    Chi phí vận chuyển chi hộ khách hàng bằng CK: 6.000

    Tập hợp hóa đơn mua nguyên vật liệu trong tháng dung trực tiếp để chế biến sản phẩm theo giá đã có thuế GTGT 10%: 297.000 (đã trả bằng CK: 200.000, nợ người bán: 97.000)

    Khấu hao TSCĐ ở PXSX: 8.810; ở bộ phận QLDN: 1.050.

    Điện mua ngoài chưa trả tiền theo giá có thuế GTGT 10%: 12.100, trong đó sử dụng ở bộ phận sản xuất: 11.000, ở bộ phận QLDN: 1.100.

    Người bán nguyên, vật liệu giảm giá và trừ nợ cho doanh nghiệp 5.500 (trong đó thuế GTGT 500)

     Doanh nghiệp được người cung cấp nguyên, vật liệu cho hưởng triết khấu thanh toán 1.000, đã nhận bằng tiền mặt.

     Doanh nghiệp chấp nhận chiết khấu thanh toán cho khách hàng và trả bằng chuyển khoản 2.000

     Xác định và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bằng chuyển khoản 12.000

III/ Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê hàng tồn kho cuối tháng:

– Trị giá nguyên, vật liệu tồn kho: 30.000

– Trị giá SPDD: 30.600

– Sản phẩm tổn kho: 100 spA, 200 spB, 200 spC.

– Sản phẩm đang gửi bán 100 spA, 20 apB.

Yêu cầu:

    Định khoản và phản ánh tình hình trên vào TK, biết doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, phương pháp kế toán kiểm kê định kỳ.

    Ghi các bút toán kết chuyển và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ, biết rằng DN đã sản xuất được 1.000 spA, 2.000 spB và 2.000 spC, hệ số chi phí của từng loại sản phẩm lần lượt là 0,47; 0,8; 0,5;

  Ghi các bút toán kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh.

BÀI LÀM:

I/ Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

1)

Nợ TK 632: 291.645

Có TK 156:291.645

 

Nợ TK 111: 55.000

 

Nợ TK 112: 275.000

 

Nợ TK 131: 220.000

 

Có TK 511: 500.000

 

Có TK 3331: 50.000

 

2)

 

Nợ TK 532: 10.000

 

Nợ TK 3331: 1.000

 

Có TK 131: 11.000

 

 

 

3)

 

Nợ TK 622: 40.000

 

Nợ TK 627: 1.000

 

Nợ TK 642: 5.000

 

Có TK 334: 46.000

 

4)

 

Nợ TK 622: 9.600

 

Nợ TK 627:    240

 

Nợ TK 642: 1.200

 

Nợ TK 334: 4.830

 

Có TK 3382: 920

 

Có TK 3383: 11.960

 

Có TK 3384: 2.070

 

Có TK 3389: 920

 

5)

 

Nợ TK 138: 6.000

 

Có TK 112: 6.000

 

6)

 

Nợ TK 621: 270.000

 

Nợ TK 1331: 27.000

 

Có TK 112: 200.000

 

Có TK 331: 97.000

 

7)

 

Nợ TK 627: 8.810

 

Nợ TK 642: 1.050

 

Có TK 334: 9.860

 

8)

 

Nợ TK 627: 10.000

 

Nợ TK 642: 1.000

 

Nợ TK 1331: 1.100

 

Có TK 331: 12.100

 

9)

 

Nợ TK 331: 5.500

 

Có TK 621: 5.000

 

Có TK 1331: 500

 

10)

 

Nợ TK 111: 1.000

 

Có TK 515: 1.000

 

11)

 

Nợ TK 635: 2.000

 

Có TK 112: 2.000

 

12)

 

Nợ TK 821: 12.000

 

Có TK 3334: 12.000

 

Nợ TK 3334: 12.000

 

Có TK 112: 12.000

 

 

 

II/ Các bút toán kết chuyển và tính giá thành sản phẩm.

 

 

 

Bút toán kết chuyển nguyên vật liệu đầu kì:

 

Nợ TK 152: 30.000

 

Có TK 611: 30.000

 

Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất trong kỳ

 

Nợ TK 631: 334.650

 

Có TK 621: 265.000

 

Có TK 622: 49.600

 

Có TK 627: 20.050

 

Nợ TK 154: 334.650

 

Có TK 631: 334.650

 

Tính giá thành sản phẩm:

 

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ = 334.650= 354.650

 

Tổng giá thành =  DDDK + CPPSTK – DDCK

 

= 20.000 + 334.650 – 30.600 = 324.050

 

Số lượng sản phẩm gốc = 1000*0.47 + 2000*0.8+2000*0.5= 3070

 

Giá thành sản phẩm gốc: = 324.050 / 3.070 =  105.554

 

Giá thành sản phẩm A = 105.554*0.47 = 49.61

 

Giá thành sản phẩm B = 105.554*0.8 = 84.443

 

Giá thành sản phẩm C= 105.554*0.5= 52.777

 

 

 

Bút toán kết chuyển giá thành:

 

Nợ TK 155: 324.050

 

Có TK 154: 324.050

 

 

 

Hàng bán: 900 spA, 1800 spB, 1800 spC

 

Giá vốn xuất kho = 900*49.61+1800*84.443+1800*52.777= 291.645

 

Bút toán kết chuyển nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ:

 

Nợ TK 152: 30.000

 

Có TK 611: 30.000

 

 

 

III/ Các bút toán kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh.

 

 

 

    Bút toán kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu

 

Nợ TK 511: 10.000

 

Có TK 532: 10.000

 

    Các bút toán kết chuyển chi phí:

 

Nợ TK 911: 313.895

 

Có TK 632: 291.645

 

Có TK 642: 8.250

 

Có TK 635: 2.000

 

Có TK 821: 12.000

 

    Các bút toán kết chuyển doanh thu:

 

Nợ TK 511: 490.000

 

Nợ TK 515: 1.000

 

Có TK 911: 491.000

 

    Kết chuyển lãi

 

Nợ TK 911: 177.105

 

Có TK 421: 177.105

Nếu bạn chưa có kinh nghiệm tính giá thành sản phẩm mời bạn tham khảo thêm khóa học kế toán thực hành thực tế tại trung tâm kế toán hà nội

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

5/5 - (1 bình chọn)