Hướng dẫn cách viết hóa đơn giá trị gia tăng bằng ngoại tệ như thế nào ?
Về quản lý ngoại hối
Theo Điều 5 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối như sau:
“Điều 5. Thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu vãng lai khác
1. Người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, trừ một số trường hợp được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài…”
Khoản 13, Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ngoại hối số 06/2013/UBTVQH13 ngày 18/3/2013, quy định:
“13. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết; quảng cáo, báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.”
3. Kết luận
Theo những quy định trên, kể từ ngày 01/01/2015:
Trường hợp DN được phép bán hàng thu ngoại tệ theo quy định tại Pháp lệnh ngoại hối và các văn bản hướng dẫn thi hành thì khi lập hóa đơn: Công ty ghi tổng số tiền thanh toán bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt và tỷ giá trên hóa đơn theo tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC nêu trên.
Mời các bạn xem thêm Công văn 53640/CT-HTr ngày 14/08/2015 của Cục thuế Hà Nội gửi Cổng thông tin điện tử – Bộ Tài chính
VD: Ngày 29/9/2015 Công ty kế toán Hà Nội được phép bán hàng thu ngoại tệ, có bán hàng vào khu chế xuất . Tỷ giá mua vào của Ngân hàng Vietinbank, nơi Công ty mở tài khoản giao dịch hôm đó là 21.000. Công ty sẽ viết hoá đơn GTGT như sau:
Quy định về hoá đơn
Khoản 2 Điều 16 Khoản 2 điểm e Thông tư 39/2014/TT-BTC về đồng tiền ghi trên hoá đơn GTGT bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
“e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.
Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong một số trường hợp thực hiện theo Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Khoản 4 Điều 2 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015) hướng dẫn về tỷ giá, như sau:
“3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
– Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.”
Khai giảng các lớp học kế toán thực hành trên chứng từ thực tế
Hotline: 0777257357͗
Để lại một bình luận