Trang chủ KINH NGHIỆM KẾ TOÁN Cách hạch toán chi tiết nguyên vật liệu công cụ dung cụ

Cách hạch toán chi tiết nguyên vật liệu công cụ dung cụ

Hướng dẫn cách hạch toán chi tiết nguyên vật liệu công cụ dung cụ sản phẩm hàng hóa

1. Chứng từ sổ sách kế toán:

Các chứng từ cần sử dụng: Phiếu nhập, xuất, Hoá đơn GTGT, HĐ bán lẻ, biên bản kiểm nghiệm, phiếu báo Vtư còn lại cuối kỳ, bảng kê vật tư hàng hoá

Các loại sổ sách sau:

Thẻ kho, thẻ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn, sổ đối chiếu luân chuyển, phiếu giao nhận chứng từ, sổ số dư, bảng luỹ kế nhập, xuất, tồn

Các phương pháp kế toán chi tiết:

Phương pháp thẻ song song, PP sổ đối chiếu, phương pháp sổ số dư

Theo các hình thức kê khai khác nhau mà DN sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau. (Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ)

2. Các tài khoản sử dụng:

  • TK 152, 153, 156
  • Các TK liên quan: 111, 112, 131, 331, 632, …

3. Hạch toán biến động tăng:

a. Tăng do tự SX, chế biến nhập kho, thuê ngoài, gia công chế biến

  • Nợ 155, 152, 153: Tăng các VL, CC, SP, HH
  • Có 154: Chi phí SX KD dở dang

b. Tăng do mua ngoài:

  • Nợ 152, 153, 156, 133
  • Có 331, 111, 112, 141

Khi hưởng chiết khấu hay giảm giá, hàng trả lại ghi:

  • Nợ 331, 111, 112, 138
  • Có 152, 153, 156, 133

Khi hưởng chiết khấu do thanh toán trước hạn, ghi:

  • Nợ 331, 111, 112, 138
  • Có 515: Chiết Khấu đựơc hưởng

c. Tăng do cấp phát, biếu tặng, góp vốn:

  • Nợ TK 15…
  • Nợ 133
  • Có 411: Ghi tăng nguồn vốn
  • Có 711: Tăng thu nhập do nhận viện trợ, cấp phát, biếu tặng

d. Do đánh giá lại:

  • Nợ 15…
  • Có 412: Chênh lệch do đánh giá lại

hạch toán kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ

4. Kế toán biến động giảm:

a. Giảm do xuất SD cho SX, KD

  • Nợ 621, 627, 641, 642
  • Nợ 241: XDCB hoặc SC TSCĐ
  • Có 152, 153…

Nếu xuất công cụ dụng cụ với giá trị tương đối lớn, sử dụng trong nhiều kỳ, ghi:

BT1: Phản ánh toàn bộ giá trị xuất dùng

  • Nợ 242: 100% giá trị Xuất dùng (chi phí trả trước dài hạn)
  • Có 153:

BT2: Phân bổ giá trị phân bổ mỗi lần:

  • Nợ 627, 641, 642
  • Có 242: giá trị xuất dung

Khi báo mất, hỏng, hết thời gian sử dụng:

  • Nợ 138, 334, 111, 152 (phế liệu thu hồi)
  • Nợ 627, 641, 642: phân bổ nốt giá trị còn lại
  • Có 242: Giá trị còn lại

b. Giảm do xuất bán:

BT1: Phản ánh giá vốn:

  • Nợ 157, 632
  • Có 152, 153, 156…

BT2: Phản ánh gía bán vật liệu(VL), công cụ dụng cụ(CCDC), sản phẩm(SP), hàng hoá(HH)

  • Nợ TK liên quan: 131, 136, 11, 112… Tổng giá thanh toán
  • Có 511, 512: Dthu tiêu thụ
  • Có 333: Thuế

c. Xuất góp vốn liên doanh:

BT1: xác định giá vốn

  • Nợ 632:
  • Có 152, 153…

BT2: Phản ánh tổng giá thanh toán được chấp thuận:

  • Nợ 128, 222, …
  • Có 511, 333

d. Giảm do xuất thuê ngoài gia công, chế biến:

  • Nợ 154
  • Có 152, 153…

Các chi phí liên quan: Nợ 154, 133 có 331, 334, 338, 111, 112

e. Các trường hợp khác:

Cho vay tạm thời không tính lãi:

  • Nợ 138, 136,
  • Có 152, 153…

Trả thưởng, trả lương:

  • Nợ 632
  • Có 152, 153…

Thiếu do phát hiện qua kiểm kê:

  • Nợ 632, 138
  • Có 152, 153…

Giảm do đánh giá lại, phần chênh lêch ghi:

  • Nợ 412: phần chênh lệch
  • Có: 152, 153…

* Nếu theo Phương pháp định kỳ:

Sử dụng tài khoản 611: cuối kỳ không có số dư

Kế toán dự phòng giảm giá: TK 159:

Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Bên có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Dư có: dự phòng giảm giá hiện còn

Khi hoàn nhập nếu số hoàn lớn hơn:

  • Nợ 159
  • Có 632

Nếu hoàn nhập nhỏ hơn ghi:

  • Nợ 632
  • Có 159

Nếu bạn chưa biết cách hạch toán kế toán mới bạn tham khảo thêm khóa học kế toán cho người chưa biết sẽ hướng dẫn cách định khoản hạch toán kế oán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ thật vững trước khi làm thực hành thực tế.

5/5 - (2 bình chọn)