Tìm hiểu Vài trò của tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh
Tài sản cố định là tư liệu lao động chủ yếu, do đó nó có vai trò rất quan trọng tới hoạt động sản xuất, quyết định hoạt động sản xuất, khối lượng và chất lượng sản phẩm, từ đó ảnh hưởng tới sự hoạt động và phát triển của DN.
Trong nền kinh tế thị trường, xu thế cạnh tranh là tất yếu. “Sản xuất cái gì?, sản xuất cho ai?, sản xuất như thế nào?” là những câu hỏi luôn đặt ra đòi hỏi các chủ DN phải tìm cho được lời giả thỏa đáng nhất. Muốn vậy DN phải điều tra nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó lựa chon quy trình công nghệ sản xuất, máy móc thiết bị phù hợp tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, việc đổi mới tài sản cố định trong DN để theo kịp sự phát triển của xã hội là một vấn đề đuợc đặt lên hàng đầu. Bởi vì nhờ có đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ DN mới có thể tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, đảm bảo cho sản phẩm của DN có uy thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Như vậy tài sản cố định là một bộ phận then chốt trong các doanh nghiệp sản xuất, có vai trò quyết định tới sự sống còn của DN. Tài sản cố định thể hiện một cách chính xác nhất năng lực, trình độ trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật của DN và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Tài sản cố định được đổi mới, cải tiến và hoàn thiện tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế mỗi thời kỳ, nhưng phải đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất một cách có hieuj quả nhất, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các DN trong nền kinh tế thị trường.
Xuất phát từ những đặc điểm, vai trò của tài sản cố định khi tham gia vào SXKD, xuất phát từ thực tế khách quan là cuối cùng với sự phát triển của KH-KT, cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội, TSCĐ được trang bị vào các DN ngày càng nhiều và càng hiện đại, đặt ra yêu cầu quản lý TSCĐ là phải quản lý chặt chẽ cả về hiện vật và giá trị. Về mặt hiện vật, phải theo dõi kiểm tra việ bảo quản và sử dụng TSCĐ trongtwngf nơi bảo quản và sử dụng để nắm được số lượng TSCĐ và hiệ trạng của TSCĐ. Về mặt giá trị, phải theo dõi được nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ, theo dõi quá trình thu hồi vốn đầu tư để tái sản xuất TSCĐ
Trả lời