Lập tờ khai lệ phí thuế môn bài chỉ phải nộp một lần khi tổ chức mới đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Và chỉ phải nộp bổ sung khi có sự thay đổi yếu tố dẫn đến làm thay đổi mức tiền lệ phí môn bài phải nộp. Sau đây là hướng dẫn cụ thể các cách lập tờ khai lệ phí môn bài theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP
Thời hạn nộp tờ khai nộp lệ phí môn bài
Cách lập tờ khai Lệ phí môn bài theo NĐ 139/2016/NĐ-CP
Các bạn kê khai trên tờ khai lệ phí môn bài như sau:
[01] Kỳ tính thuế: Ghi năm nộp thuế môn bài: VD: 2018
[02] Lần đầu: Nếu DN kê khai lần đầu, bạn tích dấu “x”
[03] Bổ sung lần thứ: Bạn viết kê khai lần thứ mấy của DN trong trường hợp DN đã kê khai từ các năm trước rồi. Ví dụ: 2
[04] Người nộp thuế : Bạn ghi tên công ty nộp thuế. Ví dụ: Công ty Kế toán Lê Ánh
Nếu DN có chi nhánh ở khác Tỉnh, TP với trụ sở chính, thì chi nhánh của DN phải nộp thuế môn bài tại địa phương nơi chi nhánh hoạt động và ghi theo tên chi nhánh.
[05] Mã số thuế: Ghi mã số thuế của Doanh nghiệp.
[06] Địa chỉ: Ghi địa chỉ của Doanh nghiệp.
[07] Quận/huyện: .………. [08] Tỉnh/Thành phố: ………………
[09] Điện thoại: Ghi số điện thoại của Công ty
[10] Fax: Ghi Fax của công ty [11] Email: mail của công ty để cơ quan thuế liên lạc.
Từ chỉ tiêu [12] đến [20] là dành cho đại lý thuế, nên bạn bỏ qua phần này:
[12] Đại lý thuế (nếu có) :………….. Bỏ qua
[13] Mã số thuế: …………………………………….
[14] Địa chỉ: ………………………………………
[15] Quận/huyện: ………………. [16] Tỉnh/Thành phố: …………………
[17] Điện thoại: ………………… [18] Fax: ……………… [19] Email: ………………
[20] Hợp đồng đại lý thuế số:………………………….ngày ………………………..
[21] Khai bổ sung cho cơ sở mới thành lập trong năm: (đánh dấu “X” nếu có)
– Nếu Doanh nghiệp lập tờ khai thuế môn bài lần đầu trong năm tính thuế thì không cần đánh dấu chỉ tiêu này.
– Nếu doanh nghiệp có phát sinh thêm thuế môn bài trong năm, phải khai bổ sung và nộp thuế môn bài cho cơ sở kinh doanh mới thành lập thuộc diện Người nộp thuế phải khai và nộp thuế môn bài thì đánh dấu (x) vào ô này.
Kê khai các chỉ tiêu trong bảng:
[22] Người nộp thuế môn bài: Ghi theo tên giống chỉ tiêu [04].
Ghi các cột tương ứng như sau:
Cột “Vốn điều lệ, hoặc vốn đầu tư, doanh thu”: Ghi theo số vốn đăng ký trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư tính đến thời điểm 31/12 năm trước. Nếu là hộ gia đình
thì ghi doanh thu trong năm.
Cột “Mức thuế môn bài” ghi theo mức tương ứng với mức vốn đăng ký theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP.
[23] Đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc cùng địa phương (ghi rõ tên, địa chỉ):
– Nếu đơn vị là trụ sở chính nộp thuế môn bài thì ghi các chi nhánh, nhà máy, xưởng sản xuất, cửa hàng, địa điểm kinh doanh… hạch toán phụ thuộc trong cùng địa phương cấp tỉnh với trụ sở chính.
– Nếu đơn vị là chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh với đơn vị chính thì ghi các cửa hàng, cơ sở kinh doanh… hạch toán phụ thuộc chi nhánh (nếu có), đồng thời ghi đầy đủ vào các cột tương ứng.
[24] Tổng số thuế môn bài phải nộp: Ghi tổng số tiền phải nộp.
Chú ý: Tờ khai thuế môn bài theo NĐ 139/2016/NĐ-CP áp dụng từ năm 2018, gửi đến cơ quan thuế được coi là hợp lệ khi:
- Tờ khai được lập theo đúng mẫu quy định trê .
- Tờ khai ghi đầy đủ các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế, số điện thoại… của cơ sở kinh doanh.
- Tờ khai được người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh ký tên và đóng dấu.
Để lại một bình luận