Phương pháp ghi sổ kép và phân hệ kế toán được quy định như thế nào ?
Nguyên tắc định khoản như sau:
1. Tăng tài sản được ghi Nợ trên các tài khoản tài sản và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan; Như vậy, giảm tài sản được ghi vào bên Có của tài khoản tài sản và đồng thời ghi vào bên Nợ của các tài khoản đối ứng có liên quan.
2. Tăng về nợ phải trả và vốn chủ sở hữu được ghi vào bên Có trên các tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoản đối ứng có liên quan; Như vậy, sự giảm giá trị của chúng được ghi bên Nợ của các tài khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan..
3. Vốn chủ sở hữu đầu tư vào Doanh nghiệp được ghi Có vào vốn chủ sở hữu
4. Vốn do chủ sở hữu xuất ra, làm giảm vốn trong kinh doanh, nên ghi Nợ vào vốn chủ sở hữu.
5. Thu nhập làm tăng vốn chủ sở hữu, nên ghi vào bên Có tài khoản thu nhập phù hợp với từng loại thu nhập và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoản đối ứng liên quan; Thu nhập giảm (kết chuyển thu nhập hoặc phân phối cho các quỹ) ghi vào bên Nợ tài khoản thu nhập và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan.
6. Chi phí làm giảm vốn chủ sở hữu, nên ghi vào bên Nợ các tài khoản chi phí phù hợp với từng loại chi phí và đồng thời ghi vào bên Có các tài khoản đối ứng có liên quan; Chi phí giảm (kết chuyển chi phí) ghi vào bên Có tài khoản chi phí và đồng thời ghi vào bên Nợ các tài khoản đối ứng có liên quan.
Các phân hệ kế toán cơ bản:
· Ktoán TS bằng tiền, đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu
· Ktoán Vật liệu, CCDC, SP, Hàng hoá
· Ktoán TSCĐ và đầu tư dài hạn
· Ktoán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương
· Ktoán CP SX và giá thành SP
· Ktoán vốn chủ sở hữu, vốn vay và nợ phải trả
· Báo cáo Tài chính và công tác kế toán cuối kỳ.
Để lại một bình luận