CHÊNH LỆCH TỶ GIÁ CÁC KHOẢN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NGOẠI TỆ HIỂU THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
1. Có nguồn gốc từ ngoại tệ là gì?
– Là việc được đảm bảo bằng một khoản ngoại tệ nhất định
– Đối với khoản có nguồn gốc từ ngoại tệ, khi ghi sổ kế toán phải sử dụng tỷ giá hạch toán để ghi nhận
2. Chênh lệch từ đã thực hiện và đánh giá lại khác nhau thế nào?
– Đánh giá lại: Các khoản đã được ghi sổ chỉ “đúng” tại thời điểm đó. Khi có sự thay đổi tỷ giá, thì số liệu ghi sổ không còn “đúng” nữa. Vì đã có sự chênh lệch, nên khi kế toán xác định lại giá trị tại thời điểm tỷ giá thay đổi gọi là đánh giá lại.
Ví dụ: TK TGNH USD: 10.000USD
Mở ngày 01/03/2017: 10.000$ x 21.000đ/$ =210.000.000đ Nhưng ngày 30/06/2017 khi lập BCTC 6 tháng đầu năm tỷ giá là: 21.500đ/$
Kế toán đánh giá lại, xác định có chênh lệch tăng: (21.500-21.000)*10.000$= 5.000.000đ
– Đã thực hiện: Là việc các khoản có nguồn gốc từ ngoại tệ đó đã liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
Ví dụ:
Ngày 01/05/2017 DN A có nợ tiền hàng 100.000$ x 20.000đ/$ = 2.000.000.000đ
Ngày 15/05/2017 thu được tiền hàng của DN A 100.000$ x 21.000đ/$ = 2.100.000.000đ
Vậy, tại hời điểm ngày 15/05/2017 gọi là khoản công nợ phải thu của DN A đã được thực hiện, có phát sinh chênh lệch tỷ giá là: 100.000.000đ
=> Vì vậy, rất mong các bạn làm kế toán phân biệt rõ các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá để ghi sổ cho đúng nhé. Tránh tình trạng nhầm lẫn trong các trường hợp này./.
Để lại một bình luận