Khi mua hàng hóa Nhập khẩu: kế toán phải làm tờ khai Hải quan và đóng thuế NK, TTĐB (nếu có)
– Thuế NK: Là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi hàng về tới của khẩu thì các công chức hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước.
+ Để hàng hóa được thông quan, lưu hàng trong nội địa thì DN NK hàng phải nộp thuế NK xong. TK SD: 3333.
– Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Là một loại thuế gián thu tính trên giá bán đánh vào những hàng hóa, dịch vụ cao cấp, xa xỉ hoặc có hại cho con người, cho xã hội mà nhà nước cần hạn chế sản xuất và định hướng tiêu dùng thông qua việc tác động lên giá cả. Ví dụ: Thuốc lá điếu, xì gà, Rượu, bia, Kinh doanh vũ trường, mat-xa, karaoke, gôn, kinh doanh xổ số… TK SD: 3332
1. Cách xác định tỷ giá:
– Khi P/S giao dịch bằng đồng ngoại tệ kế toán phải quy đổi ra đồng VN theo tỷ giá giao dịch thực tế của NH TM nơi DN mở TK với Nguyên tắc:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
+ Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
(Theo khoản 4, Điều 2 của TT 26/2015/TT-BTC)
– Khi phát sinh công nợ phải trả 331:
Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:
+ Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.
+ Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước.
– Khi Thanh toán, nếu:
+ Khi thanh toán các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các tài khoản nợ phải trả nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán TK 111, 112, ghi:
Nợ các TK 331… (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá )
Có các TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua $ của NH).
+ Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, nếu tỷ giá trên sổ kế toán các TK 111, 112 nhỏ hơn tỷ giá trên sổ kế toán của các TK Nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 331… (tỷ giá trên sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá )
Có các TK 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán hoặc tỷ giá mua $ của NH).
2. Hạch toán hàng nhập khẩu :
Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ:
– Kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu bao gồm tổng số tiền phải thanh toán cho người bán (theo tỷ giá giao dịch thực tế), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), ghi:
Nợ TK 152, 153, 156, 211
Có TK 331 – Phải trả cho người bán
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường
Có các TK 111, 112, 331…
– Thuế GTGT đầu vào của hàng nhập khẩu được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 1331 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312 – Thuế GTGT hàng NK
+ Khi nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà Nước – Căn cứ vào Giấy nộp tiền vào NSNN
Nợ TK 33312 – Thuế GTGT hàng NK
Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế nhập khẩu)
Nợ TK 33381 – Thuế Bảo vệ môi trường
Có TK1111/ TK1121
+ Để hàng nhập khẩu về tới DN Nếu phát sinh CPMH, hạch toán:
Nợ TK156/152/153/211
Nợ TK1331 ( nếu có)
Có TK1111/ TK1121/ TK331
3. Cách tính thuế nhập khẩu, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế TTĐB:
– Giá tính thuế:
+, TH1: Giá tính thuế là giá CIF: là giá mua đã bao gồm cả chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua không phải trả thêm chi phí nào khác).
=> Giá tính thuế = Giá CIF
+, TH2: Giá tính thuế là giá FOB: là giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải (F), phí bảo hiểm (I) (người mua phải trả thêm chi phí vận tải và chi phí bảo hiểm).
=> Giá tính thuế = Giá FOB + Chi phí vận tải + chi phí bảo hiểm (nếu có).
Tỷ giá tính thuế thực hiện theo quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP.
+ Tổng cục Hải quan phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam để cập nhật tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ năm hoặc tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền kề trước ngày thứ năm trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ; công bố tỷ giá này trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần sau liền kề;
+ Đối với các ngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố, Tổng cục Hải quan cập nhật tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố được đưa tin mới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan và cập nhật vào Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử để áp dụng xác định tỷ giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thuế nhập khẩu:
Thuế nhập khẩu | = | Số lượng | x | giá tính thuế | x | thuế suất thuế nhập khẩu. |
Thuế suất thuế nhập khẩu: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế của Thông tư số 164/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2013 và được sửa đổi tại Thông tư 173/2014/TT-BTC, Thông tư 213/2014/TT-BTC ngày hiệu lực 01/01/2015.
– Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu:
Thuế TTĐB hàng nhập khẩu | = | Giá tính thuế TTĐB | x | Thuế suất thuế TTĐB |
Trong đó:
+ Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu
+ Thuế suất thuế TTĐB: thuế suất của mặt hàng chịu thuế quy định trong biểu thuế.
Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, Điều 5 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ và khoản 4 Điều 1 Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8/12/2011 của Chính phủ.
Thuế GTGT | = | Giá tính thuế + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB(Nếu có) | x |
% thuế suất |
Hướng dẫn cách hạch toán lô hàng NK trên:
– TH1: Doanh nghiệp chưa thanh toán cho người bán. Trả sau 15 ngày nhận được hàng:
+ Ngày 1/10/2015: Hoàn thành thủ tục HQ, Nộp đủ tiền thuế Nhập khẩu và thuế GTGT hàng NK, nhận được hàng.
Căn cứ vào tờ khai HQ, giấy nộp tiền thuế bằng Tiền mặt, Tỷ giá bán ra của ngân hàng nơi DN mở TK là 1USD = 21.700 đồng, kế toán hạch toán:
+ Giá trị hàng hóa được xác định theo tỷ giá bán đô của NH mở TK:
Nợ TK 156: 40.000 x 21.700 = 868.000.000 (5)
Có TK 331 868.000.000 đ. (2)
+ Các loại thuế liên quan:
– Thuế Nhập khẩu :
Nợ TK 156: 215.000.000 đ. (5)
Có TK 3333 (40.000 x 21.500)*25% = 215.000.000 đ
– Thuế VAT hàng nhập khấu :
Nợ TK 133 107.500.000 đ
Có TK33312 (40.000 x 21.500 + 215.000.000)x10% =107.500.000 đ
+ Nộp thuế
Nợ TK3333 215.000.000 đ
Nợ TK 33312 107.500.000 đ
Có TK 111 322.500.000 đ
+ Ngày 15/10/2015: Thanh toán tiền cho Bên NCC nước ngoài:
(Tỷ giá bán của NH nơi DN mua USD để chuyển cho NCC là 1USD = 21.600 đồng)
Nợ TK331 868.000.000 đ (1)
Có TK112 40.000 x 21.600 = 864.000.000 đ
Có TK 515 4.000.000 đ
– TH2: Doanh nghiệp đã ứng trước cho người bán là 10.000 USD ngày 15/10/2015, hàng về vào ngày 30/10/2015. Thanh toán nốt vào ngày 10/11/2015.
+ Ngày 15/10/2015: Ứng trước tiền cho NNC
(Tỷ giá bán của NH nơi DN mua $ để chuyển cho NCC là 1USD = 21.500 đồng)
Nợ TK 331 10.000 x 21.500 = 215.000.000 đ (3)
Có TK 112 215.000.000 đ
+ Ngày 30/10/2015: Hoàn thành thủ tục HQ, Nộp đủ tiền thuế Nhập khẩu và thuế GTGT hàng NK, nhận được hàng.
Căn cứ vào tờ khai HQ, giấy nộp tiền thuế bằng tiền mặt, Tỷ giá bán ra của ngân hàng nơi DN mở TK là 1USD = 21.700 đồng, kế toán hạch toán:
+ Giá trị hàng hóa:
Nợ TK 156 (10.000 x 21.500) + (30.000 x 21.700) = 866.000.000 đ
Có TK 331 (10.000 x 21.500) + (30.000 x 21.700) = 866.000.000 đ
+ Các loại thuế liên quan:
o Thuế Nhập khẩu :
Nợ TK 156: (40.000 x 21.500)*25% = 215.000.000 đ
Có TK 3333 215.000.000 đ.
o Thuế VAT hàng nhập khấu :
Nợ TK 133 (40.000 x 21.500 + 215.000.000)x10% =107.500.000 đ
Có TK33312 107.500.000 đ
+ Nộp thuế
Nợ TK3333 215.000.000 đ
Nợ TK 33312 107.500.000 đ
Có TK 111 322.500.000 đ
+ Ngày 10/11/2015: Thanh toán nốt tiền 30.000USD cho Bên NCC nước ngoài:
(Tỷ giá bán của NH nơi DN mua $ để chuyển cho NCC là 1USD = 21.800 đồng)
Nợ TK 331 30.000 x 21.700 = 651.000.000 đ (1)
Nợ TK 635 3.000.000 đ
Có TK 112 30.000 x 21.800 = 654.000.000 đ
Các bài viết mới
Không có tin nào
Để lại một bình luận