Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) là vấn đề được rất nhiều người quan tâm mỗi lần quyết toán thuế do đó trung tâm kế toán Hà Nội xin được hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân của năm 2018 áp dụng cho các thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh bao gồm cả ví dụ cụ thể trong từng trường hợp.
Thuế thu nhập cá nhân tiếng anh thường được biết đến là “Personal Income Tax” (PIT). Ngoài ra, cụm từ “Individual Income Tax” cũng dùng để chỉ thuế thu nhập cá nhân.
Nội dung bài viết
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = (Tổng lương – 9 triêu – (3,6 triệu x số người phụ thuộc)) * thuế suất
Theo đó tại điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC Quy đinh về mức giảm trừ gia cảnh đối với cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh như sau và ta dựa vào đó để tính thuế TNCN
Cách tính thuế TNCN dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế TNCN/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất(%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 |
Công thức rút gọn về tính thuế PIT
Dựa trên biểu thuế lũy tiến từng phần ta có công thức rút gọn về tính thuế thu nhập cá nhân – TNCN được quy định như sau
Bậc 1:
Thu nhập tính thuế TNCN từ 0 -> 5 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 5% Do đó
Số thuế TNCN phải nộp: 0 trđ + 5% thu nhập tính thuế
Bậc 2:
Thu nhập tính thuế TNCN từ 5->10 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 10% do đó
Số thuế TNCN phải nộp: 0,25trđ + 10% thu nhập tính thuế trên 5 trđ
Bậc 3:
Thu nhập tính thuế TNCN từ 10 -18 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 15% do đó
Số thuế TNCN phải nộp: 0,75 trđ + 15% thu nhập tính thuế trên 10 trđ
Bậc 4:
Thu nhập tính thuế TNCN từ 18 – 32 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 20% do đó
Số thuế TNCN phải nộp: 1,95 trđ + 20% thu nhập tính thuế trên 18 trđ
Bậc 5:
Thu nhập tính thuế TNCN từ 32 – 52 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 25% do đó
Số thuế TNCN phải nộp: 4,75 trđ + 25% thu nhập tính thuế trên 32 trđ
Bậc 6:
Thu nhập tính thuế từ 52 – 80 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 30% do đó
Số thuế TNCN phải nộp: 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ
Bậc 7:
Thu nhập tính thuế trên 80 triệu/tháng thì áp dụng mức thuế suất 35% do đó
Số thuế TNCN phải nộp: 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ
Chú ý: Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân trên áp dụng đối với Cá nhân cư trú có thu nhập tiền lương, tiền công, thu nhập từ kinh doanh
Thay đổi đáng kể về thuế TNCH từ 1/1/2015
1. Thu nhập chịu thuế
– Thu nhập của cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không thuộc thu nhập chịu thuế.
– Quy định thu nhập “Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, casino” sửa thành “Trúng thưởng trong các hình thức cá cược”.
2. Thu nhập được miễn thuế.
Bổ sung thêm các khoản thu nhập sau được miễn thuế:
– Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho các hãng tàu nước ngoài hoặc các hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.
– Thu nhập của cá nhân là chủ tàu, cá nhân có quyền sử dụng tàu và cá nhân làm việc trên tàu từ hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp phục vụ hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản xa bờ.
3. Thuế đối với cá nhân kinh doanh.
Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất kinh doanh như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 0,5% – Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% (Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%).
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5% – Hoạt động kinh doanh khác: 1%
4. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn.
Sửa đổi quy định “Trường hợp không xác định được giá mua và chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng chứng khoán thì thu nhập chịu thuế được xác định là giá bán chứng khoán” thành “Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần”.
5. Sửa đổi quy định về “Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản”
Theo đó, quy định lại như sau:
– Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
– Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản.
– Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.
– Thay đổi về biểu thuế toàn phần Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản với mức thuế suất là 2% (trước đây chia thành 2 trường hợp: 25% và 2%).
Ví dụ tính thuế thu nhập cá nhân PIT
Bà Nguyễn Thị Liên có thu nhập từ tiền lương tiền công trong tháng 2/2017 là 60 triệu đồng và bà phải nộp các khoản bảo hiểm như sau:
– 7% bảo hiểm xã hội
– 1,5 % bảo hiểm ý tế
Ngoài ra:
– Bà nuôi 2 con 1 trai và 1 gái đều dưới 18 tuổi
– Trong tháng 2 này bà không đóng góp bất kỳ khoản nào liên quan đến từ thiện, nhân đạo…
Cách tính thuế thu nhập cá nhân của bà Nguyễn Thị Liên trong tháng 1/2018 như sau:
Thu nhập chịu thuế của bà Liên là: 60 triệu đồng
– Các khoản giảm trừ của bà
+ Giảm trừ bản thân: 9 triệu
+ Giảm trừ gia cảnh cho 2 con của bà: 3,6 triệu x 2 = 7,2 triệu
+ Bảo hiểm xã hội, BHYT: 60 triệu x ( 7% + 1,5%) = 5,1 triệu
Tổng cộng các khoản giảm trừ cho bà Liên = 9 triệu + 7,2 triệu+ 5,1 triệu = 21,3 triệu đồng
Từ đó ta suy ra được thu nhập tính thuế của bà Liên= 60 triệu – 21,3 = 38,7 triệu đồng
Số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tháng 1/2014 tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:
Theo đó thì bà Liên có mức thuế suất ở bậc 5 là vì thu nhập tính thuế là 38,7 triệu đồng năm trong khoảng Trên 32 đến 52 triệu đồng dự trên biểu thuế lũy tiến.
Vậy số thuế thu nhập cá nhân mà bà Liên phải nộp trong tháng 2/2018 là = (5 triệu x 5%) + ( (10 triệu – 5 triệu) x 10%) +( (18 triệu đồng – 10 triệu đồng) × 15%) + ((32 triệu đồng – 18 triệu) x 20%) + ((38,7 triệu – 32 triệu) x 25% = 0,25 triệu + 0,5 triệu + 1,2 triệu + 2,8 triệu + 1,675 = 6,425 triệu đồng
Xem thêm tại: Thông tư 111/2013/TT-BTC
Để lại một bình luận