Trang chủ EXCEL Hướng dẫn cách lập bảng nhập liệu trên Excel

Hướng dẫn cách lập bảng nhập liệu trên Excel

Hướng dẫn cách lập bảng nhập liệu trên Excel trong các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ trên Bảng nhập liệu

Cách làm: Ví dụ: Mua hàng nhập kho, chưa trả tiền cho công ty Huyền Nguyên Châu, VAT10%

 

TK Nợ

TK Đối ứng

Hướng dẫn

 

TK Có

156-DK-XD35

331HNC

Đặt đấu bằng ( =) vào ô tương ứng với TK cần lấy đối ứng sau đó bấm vào TK đối ứng và bấm Enter

1331

331HNC

Đặt dấu bằng ( = ) vào ô tương ứng với TK cần lây đối ứng sau đó bấm vào TK đối ứng và bấm Enter

                                                     331HNC

156;1331

Nhập tay: 156;1331 ( bạn nên thống nhất dấu phân cách giữa các tài khoản trong suốt quá trình làm việc)

 


– Cột số lượng Nhập: kê lượng hàng hóa nhập kho

– Cột số lượng Xuất: Kê lượng hàng hóa xuất kho

– Cột Số phát sinh Nợ: Ghi số tiền tương ứng với TK ghi Nợ

– Cột số phát sinh Có : Ghi số tiền tương ứng với TK ghi Có

 

Lưu ý: Số tiền thuế( nếu có ) = Số tiền hàng hoặc Doanh thu nhân ( x) với Thuế suất.

( Trường hợp nghiệp vụ có một TK Nợ và nhiều TK Có, thì số tiền ở TK nợ bằng ( = ) tổng số tiền của các TK Có hoặc ngược lại )

 

– Sau khi định khoản hết các bút toán từ chứng từ  thì thực hiện các bút toán cuối tháng -> tính ra lãi (lỗ) của một tháng trên Bảng nhập dữ liệu -> thực hiện “Tổng cộng số phát sinh Nợ/Có” của cả tháng đó lại bằng hàm SUBTOTAL. (BNL đúng khi tổng Nợ – tổng Có)

 Cú pháp hàm: = SUBTOTAL(9; dãy ô cần tính tổng)

 Tổng phát sinh bên Nợ:  = Subtotal (9;H13:H190)

 Tổng phát sinh bên Có: = Subtotal(9;H13:H190)

( Số 9 là cú pháp mặc định của hàm cho việc tính tổng )

 

Hướng dẫn nhập liệu trên Bảng nhập liệu:

 – Cột ngày tháng ghi sổ: Ngày tháng ghi sổ bằng hoặc sau ngày chứng từ

– Cột số hiệu: Là số hiệu của Hoá đơn, của Phiếu Thu (PT), Phiếu chi (PC), Giấy báo nợ (GBN), Giấy báo có (GBC), phiếu kế toán (PKT)…

– Cột ngày chứng từ: Là ngày thực tế trên chứng từ

– Cột số phiếu Thu/Chi/Nhập/Xuất: Nhập số liệu tương ứng với từng nghiệp vụ phát sinh liên quan. Ví dụ: Nghiệp vụ thu tiền: Tại dòng tương ứng với TK ghi Nợ 1111, bạn nhập PT001 (nếu là phiếu thu số 001), cách làm tương tự cho các nghiệp vụ Chi (PC001), Nhập (PN001), Xuất (PX001). Cụ thể xem mục 3,4 phần IV – Hướng dẫn một số nghiệp vụ cơ bản.

– Cột Diễn Giải: Là nội dung tóm tắt nhưng đầy đủ thông tin của một chứng từ

– Cột TK Nợ/Có: Là Cột định khoản Nợ/Có cho các nghiệp vụ phát sinh.

– Cột TK đối ứng: Theo dõi TK đối ứng cho những TK đã định khoản bên cột TK Nợ/Có.

Khai giảng khóa học thực hành kế toán excel cam kết học xong làm được việc

Các bài viết mới

Các tin cũ hơn

Rate this post