Hướng dẫn cách tính giá xuất kho của hàng tồn kho.Có 4 phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho như sau:
Phương pháp Nhập trước – Xuất trước (Phương pháp FIFO: First in – First out)
Nhập trước – xuất trước tức là lô hàng nào nhập về trước thì xuất trước, nhập về sau thì suất sau. Xuất tuần tự như vậy cho kho hàng của mình. Giá trị xuất kho của hàng hóa xuất đi được căn cứ vào giá trị của lô hàng nhập về trước.
Phương pháp này có ưu điểm là có thể tính ngay được giá vốn của hàng xuất kho trong từng lần xuất hàng nên có thể ghi chép và cung cấp số liệu kịp thời.Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ khá sát với giá thị trường vì vậy các số liệu báo cáo về hàng tồn kho sẽ xác thực hơn.
Khi áp dụng phương pháp này sẽ cho ta nhước điểm là doanh thu hiện tại sẽ không phù hợp với những chi phí hiện tại. Các sản phẩm được nhập từ trước đó khá lâu với mức giá khá khác hiện tại nên doanh thu cũng có sự biến động lớn. Việc xuất nhập liên tục với số lượng lớn, chủng loại nhiều sẽ tạo ra khối lượng công việc lớn, hạch toán nhiều làm tăng chi phí doanh nghiệp.
Ví dụ cụ thể về áp dụng tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước – xuất trước như sau:
Kế toán Hà Nội trong tháng 3 có các sự nhập – xuất như sau:
Tồn kho đầu kỳ: 10 máy tính Sony với đơn giá 20.000.000đ/chiếc
Ngày 02/3 nhập: 10 máy tính Sony với đơn giá 22.000.000đ/chiếc
Ngày 05/3 nhập: 5 máy tính Sony với đơn giá 21.000.000đ/chiếc
Xuất: 8 chiết máy tính Sony
Ngày 12/3 nhập: 12 máy tính Sony với đơn giá 23.000.000đ/chiếc
Ngày 18/3 nhập: 16 máy tính Sony với đơn giá 24.000.000đ/chiếc
Xuất: 12 chiết máy tính Sony
Ngày 25/3 Xuất: 5 chiết máy tính Sony
Lời giải
Theo phương pháp nhập trước – xuất trước thì ta sẽ làm theo nguyên tắc xuất hết số hàng nhập trước theo giá nhập trước sau đó mới đến lô hàng nhập sau giá nhập sau.
Giá trị vật tư xuất trong kỳ như sau:
Ngày 5/3 xuất kho: 8 x 20.000.000 = 160.000.000đ
Ngày 18/3 xuất kho: 2 x 20.000.000 + 10 x 22.000.000 = 240.000.000đ
Ngày 25/3 xuất kho: 5 x 21.000.000 = 105.000.000đ
Lưu ý: Các đơn vị kinh doanh về thuốc, mỹ phẩm… thì nên áp dụng theo phương pháp này.
Phương pháp nhập sau – Xuất trước (Phương pháp LIFO: Last in – First out)
Ngược với phương pháp Nhập trước – Xuất trước thì phương pháp Nhập Sau – Xuất trước này hàng hóa sản xuất sau, nhập sau sẽ được xuất trước. Hàng tồn kho còn lại cuối kỳ sẽ là hàng được sản xuất hoặc nhập về trước đó.
Vẫn với ví dụ trên ta có giá trị vật tư xuất trong kỳ của Kế toán Thiên Ưng trong tháng 3 như sau:
Ngày 5/3 xuất kho: 8 x 24.000.000 = 192.000.000đ
Ngày 18/3 xuất kho: 8 x 24.000.000 + 4 x 23.000.000 = 284.000.000đ
Ngày 25/3 xuất kho: 5 x 23.000.000 = 105.000.000đ
Với phương pháp này thì giá vốn tồn kho cuối kỳ sẽ khác khá nhiều với giá thị trường tuy nhiên chi phí của lần mua gần nhất sẽ khá sát với giá vốn của hàng thay thế.
Lưu ý: Phương pháp này thực tế rất ít dùng, chỉ nên dùng trong trường hợp có lạm phát.
Phương pháp phổ biến nhất hiện nay: Phương pháp giá bình quân gia quyền
Khi áp dụng phương pháp này thì giá trị của từng loại hàng tồn kho sẽ được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và hàng tồn kho trong kỳ. Đây là phương pháp được khá nhiều doanh nghiệp ngoài thực tế đang sử dụng.
Việc tính giá xuất kho của phương pháp này được thể hiện cụ thể qua công thức như sau:
Giá hàng hóa, nguyên vật liệu xuất dùng thực tế = Giá bình quân x Số lượng hàng xuất dùng
Mỗi lần xuất bao nhiêu thì ta đã nắm được số lượng là bấy nhiều. Giờ để tính giá xuất dùng ta chỉ cần đi tính giá bình quân. Việc tính giá đơn vị bình quân hiện nay đang có 3 phương pháp:
* Phương pháp giá bình quân sau mỗi lần nhập:
Sau mỗi lần nhập hàng hóa về thì kế toán sẽ xác định lại giá trị của hàng tồn kho với số lượng cụ thể của nó.
Giá bình quân = Giá thực tế tồn kho sau mỗi lần nhập / Lượng tồn kho thực tế sau mỗi lần nhập
Phương pháp này tính sẽ cho kết quả chính xác cao, cập nhật được thường xuyên và kịp thời. Tuy nhiên mặt hạn chế là tính theo phương pháp này khá tốn nhiều thời gian và công sức.
Ví dụ:
Có tài liệu về tình hình nhập xuất tồn kho vật liệu A trong tháng tại một doanh nghiệp như sau:
– Ngày 1/3: Tồn kho 100kg, đơn giá: 200.000đ/kg
– Ngày 6/3: Nhập kho 350 kg, đơn giá: 200.000đ/kg
– Ngày 14/3: Xuất kho 80 kg
– Ngày 20/3: Nhập kho 400 kg, đơn giá: 220.000đ/kg
– Ngày 26/3: Xuất kho 250 kg
– Ngày 28/3: Nhập kho 150 kg, đơn giá: 240.000đ/kg
Yêu cầu: Tính trị giá thực tế vật liệu A xuất kho trong tháng?
Lời giải
Ngày 14/3:
Đơn giá xuất kho sau lần nhập ngày 6/3 = (200.000 x 1000 + 200.000 x 350) / (100 + 350) = 90.000.000/450 = 200.000đ/kg
– Ngày 26/3:
Đơn giá xuất kho sau lần nhập ngày 20/3 = ((90.000.000 – 16.000.000) + 400 x 220.000) / (450 – 80) + 400 = 162.000.000 / 770 = 210.389,6 đ/kg
Trị giá xuất kho ngày 26/3: 210.389,6 x 250 = 52.597.400đ
Tổng trị giá xuất kho tháng 3: 16.000.000 + 52.597.400 = 68.597.400đ.
* Phương pháp giá bình quân cả kỳ dự trữ (bình quân cuối kỳ):
Theo phương pháp này đơn giá xuất kho được xác định vào thời điểm cuối kỳ theo công thức:
Đơn giá xuất kho = (Trị giá thực tế tồn đầu kỳ + Tổng trị giá thực tế nhập trong kỳ) / (Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ)
Ví dụ: Các số liệu như ở ví dụ trên
Xác định đơn giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ:
Đơn giá xuất kho = (200.000 x 1000 + 200.000 x 350 + 220.000 x 400 + 240.000 x 150) / 100 + 350 + 400 + 150 = 214.000.00011000 = 214.000đ/kg
– Tính trị giá xuất kho:
Ngày 14/3: 214.000 x 80 = 8.560.000đ
Ngày 26/3: 214.000 x 250 = 60.250.000đ
Tổng trị giá xuất kho trong tháng 3: 68.810.000đ.
Lưu ý: Phương pháp này tuy có ưu điểm là đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính toán 1 lần vào cuối kỳ nhưng nhược điểm của nó là độ chính xác không cao, không đáp ứng kịp thời các thông tin tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
* Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:
Công thức cho phương pháp này:
Giá bình quân = Giá thực tế tồn kho đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước) / Lượng tồn kho thực tế đầu kỳ (hoặc cuối kỳ trước)
Phương pháp này khá đơn giản và phản ánh kịp thời những biến động của vật liệu, hàng hóa nhưng độ chính xác của phương pháp không cao.
Phương pháp giá thực tế đích danh
Phương pháp giá thực tế đích danh này sẽ lấy đúng giá khi nhập vào của lô hàng để tính giá xuất kho cho lô hàng đó. Với phương pháp này giá trị của hàng tồn kho được phản ánh đúng với giá trị thực tế của nó. Giá của xuất kho cũng phù hợp với doanh thu mà mặt hàng đó tạo ra.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nên áp dụng phương pháp này. Phương pháp này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp kinh doanh với ít mặt hàng, mặt hàng có sự ổn định, hàng tồn kho có giá trị lớn…
Để lại một bình luận